image banner
Năm 2023 đẩy mạnh chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu - Thực hiện chuyển đổi số
Hải Phòng khẳng định vai trò đầu mối, thúc đẩy liên kết vùng
Lượt xem: 18
Hải Phòng khẳng định vai trò đầu mối, thúc đẩy liên kết vùng

Hải Phòng khẳng định vai trò đầu mối, thúc đẩy liên kết vùng

————————

Xác định giao thông là tiền đề quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, trong những năm qua, hệ thống hạ tầng giao thông được thành phố đặc biệt quan tâm và đã có những bước phát triển đột phá, theo hướng đồng bộ, hiện đại. Riêng giai đoạn 2019-2023, thành phố xây mới 19,6 km đường quốc lộ; 28,7 km đường tỉnh lộ, 55,5 km huyện lộ và 137 km đường đô thị và nhiều cây cầu kết nối với các tỉnh chung quanh, khẳng định vai trò đầu mối giao thông quan trọng của cả miền Bắc.

Đồng bộ hệ thống giao thông kết nối

Dù diễn ra cách đây hơn 1 tháng nhưng cảm xúc về lễ thông xe cầu Bến Rừng với anh Nguyễn Văn Hưng, ở thị trấn Minh Đức (huyện Thủy Nguyên) như còn vẹn nguyên. Anh Hưng phấn khởi: Dẫu có nằm mơ tôi và nhiều người dân địa phương không nghĩ sẽ có cây cầu thay thế phà Rừng. Điều ngỡ như chỉ có trong mơ nay trở thành hiện thực. Sông Rừng được nối liền đôi bờ với cây cầu dài hơn 1.865 m. Không chỉ giúp việc lưu thông được thuận tiện, anh Hưng tin tưởng huyện Thủy Nguyên và thị xã Quảng Yên nói riêng và thành phố Hải Phòng cũng như tỉnh Quảng Ninh nói chung sẽ phát triển mạnh mẽ, với nhiều cơ hội mở ra khi cầu Rừng thông xe.

Những năm gần đây, thành phố Hải Phòng dành nhiều nguồn lực đầu tư cây cầu, tuyến giao thông kết nối, tạo không gian phát triển mới với tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, cùng với cầu Bến Rừng, những ngày này trên công trường thi công cầu Lại Xuân bắc qua sông Đá Bạch (thay thế phà Lại Xuân) trên địa bàn huyện Thủy Nguyên được tập trung cao tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh thi công với quyết tâm sẽ thông xe vào đầu năm 2025 tới. Khi cầu Lại Xuân thông xe, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh có tới 4 hành lang giao thông đường bộ được kết nối, gồm các cầu: Đá Bạc, Bạch Đằng, Bến Rừng và Lại Xuân.

Khẳng định vai trò đầu mối, dẫn dắt phát triển liên kết vùng nên các dự án giao thông đối ngoại luôn được thành phố ưu tiên đầu tư thực hiện trong nhiều năm qua. Trong đó, nhiều công trình hoàn thành như đường ô tô cao tốc Hà Nội- Hải Phòng; cao tốc Hải PhòngHạ Long; cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 10 đoạn từ cầu Nghìn đến Quán Toan và đoạn từ cầu Đá Bạc đến cầu Kiền. Bên cạnh đó, tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn thành phố Hải Phòng và 9 km trên địa bàn tỉnh Thái Bình; nâng cấp cải tạo Quốc lộ 37 đoạn qua địa bàn thành phố Hải Phòng; xây dựng cầu sông Hoá và đoạn tuyến qua Hải Phòng của tuyến đường bộ từ thành phố Thái Bình đi cầu Nghìn được tích cực đẩy nhanh tiến độ để sớm đưa vào khai thác, sử dụng. Trước đó, các công trình kết nối địa phương lân cận như cầu Quang Thanh nối huyện An Lão với huyện Thanh Hà; cầu Dinh nối huyện Thuỷ Nguyên với thị xã Kinh Môn (cùng tỉnh Hải Dương) và cầu sông Hoá nối huyện Vĩnh Bảo với huyện Thái Thuỵ (tỉnh Thái Bình) hoàn thành đưa vào khai thác… tạo ra hệ thống giao thông tổng thể, đồng bộ, thông suốt, giữ vai trò đầu mối, gắn kết phát triển vùng và liên vùng.

Thúc đẩy phát triển liên vùng

Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quyết định 1516/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đều xác định: Xây dựng và phát triển Hải Phòng là động lực phát triển của vùng Bắc bộ và cả nước với kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không và đường thủy nội địa. Với định hướng, vai trò, vị trí quan trọng trong vùng Bắc bộ và miền Bắc, tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị, thành phố xác định tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại; đẩy mạnh liên kết vùng trong tam giác phát triển Hà Nội- Hải PhòngQuảng Ninh, các địa phương ven biển Đông Bắc, hai hành lang, một vành đai kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong đó, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực để đầu tư xây dựng một số công trình trọng điểm như các bến còn lại của cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, cầu Tân Vũ- Lạch Huyện 2; cảng Nam Đồ Sơn; hoàn thiện các tuyến kết nối để nâng cao hiệu quả của đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng; hoàn thành xây dựng đường cao tốc: Quảng Ninh- Hải Phòng- Thái Bình- Nam Định- Ninh Bình-Thanh Hoá- Nghệ An cũng như tiếp tục nâng cấp Quốc lộ 10, 37…

Theo Bộ Giao thôngVận tải, để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông thành phố đồng bộ, hiện đại, bền vững, thành phố cần khẩn trương nghiên cứu đầu tư hoàn chỉnh đường cao tốc Ninh Bình- Hải Phòng đoạn qua địa bàn thành phố; mở rộng Quốc lộ 10 phạm vi giao cắt với đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng; hoàn thành nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 37, 17B… theo quy mô quy hoạch. Từ nay đến 2030, thành phố cần huy động tối đa các nguồn vốn ngoài ngân sách, sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước với mục tiêu “Lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư” để tập trung vào các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, có tác dụng lan tỏa, tạo ra liên kết vùng.

Với những dấu ấn, điểm nhấn về hạ tầng giao thông được xem là đột phá của Hải Phòng những năm gần đây, thành phố sẽ tiếp tục hoàn thiện mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại, bắt kịp yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ mới.

BTV Phường Đằng Lâm
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Tin mới